IELTS

#learn

Mình học IELTS trong 4 tháng, tính từ khoảng cuối tháng 5/2020 là hồi ôn Hanutest ở trường, đến 10/10/2020 là ngày lên thớt. Đời khá buồn khi mình chỉ được 6.5 speaking dù overall của mình là 7.5, nghĩa là ơn zời vẫn được advanced. Nhưng mà nhìn quả 6.5 thực sự khá là buồn, nên hôm nay sẽ ngồi viết lại việc mình học như thế nào, để sau này có ý định lại thì còn có cái mà xem.

Lộ trình chung

Thực ra thì cái kiểu ôn này mình đã áp dụng từ hồi học HSK, đấy là chia làm 3 giai đoạn theo 80/20: ôn kĩ năng riêng, làm đề từng phần, làm full đề.. Mà thực ra thì chắc đi thi ai cũng sẽ thế thôi. Target của mình là bằng C1, tức là mình thực sự không đặt ra là 7.5 hay 8, nhưng đương nhiên là không có kĩ năng nào dưới 7. Để đặt được mục tiêu này thì reading và listening phải thật sự bật lên để kéo điểm của 2 phần kia lên. Một quan điểm nữa của mình là cái gì cần thuộc lòng thì để cuối học cho nhớ, cái này mình sẽ nói rõ hơn sau, nhưng mình nghĩ đây là một lí do tại sao điểm speaking mình lại tệ thế.

Cách học từng kĩ năng

Listening

Có 4 bài nghe tương ứng với mỗi bài 10 từ cần điền. Thực ra nghe nhiều thì sẽ quen chứ mình không thực sự có một chiến lược nào cho bài listening cả. Có 3 tip mà mình thường xuyên sử dụng. Một là trước khi nghe mình sẽ khoanh những vùng “nguy hiểm”, nghĩa là những từ khoá mà trong bài có thể sẽ thấy synonym của nó. Tiếp theo mình sẽ đánh dấu form của từ cần điền, cái này quan trọng trong phần điền ở bài 1 và bài 4. Cuối cùng là mình tận dụng những lúc khi điền hết thông tin mà băng vẫn còn chạy để nhảy sang nhìn bài sau luôn. Có một myth mà mình xem trên youtube nhưng không chắc có đúng lắm không đấy là ở các bài multiple choice thì đáp án đúng thường là đáp án nghe thấy cuối cùng.

Reading:

Đây là kĩ năng mà mình tự tin nhất vì dù sao mình học đến 3 năm chuyên ngành bằng tiếng Anh và có thâm niên 2 năm làm bài tập thuê ^^. Mình vẫn nhớ hồi năm 1 học tiếng Anh cô giáo bảo là người làm giỏi thực sự thì chỉ cần đọc 1 lần cả văn bản để nhớ thông tin và làm thôi, chả có mẹo gì cả. Mình thì không giỏi như thế nhưng mình vẫn cố gắng tư duy theo cách đó. Bên cạnh đó thì mình cũng cố tìm ra cơ chế hoạt động đằng sau bài reading này qua sự làm cam: – Lấy bài 2 làm chuẩn về độ dài và độ khó. Bài 1 dài và khó bằng 50-80% và bài 2 bằng 120-150%. Càng làm các bài gần đây thì dao động sẽ càng nhỏ hơn. – Về nội dung, bài 1 đương nhiên là dễ nhất. Bài này chỉ đơn thuần là 1 văn bản mang tính học thuật và thường chứa nhiều mốc thời gian, số liệu và thông tin kĩ thuật. Đối với một đứa ngày nào cũng phải tiếp xúc dạng thông tin như này với mình thì đây không thành vấn đề. Bài 2 thường về cơ bản vẫn vậy, nhưng những hint như số liệu và cách viết đương nhiên dễ gây hiểu lầm hơn. Dù vậy thì điểm chung của 2 bài này là kiến thức và giọng văn khách quan. Bài 3 là bài mình ngán nhất vì nó là giọng văn chủ quan, điều thể hiện rõ nhất qua bài Y/N/NG. Tức là cái sự đúng sai có thể không phải dựa trên thông tin, thường là rõ ràng hơn, mà dựa vào ngụ ý và tông giọng của người viết. Lạy chúa, em là con người EQ thấp, em cũng khô khan để đi hiểu ngụ ý của anh tác giả. (Chỗ này làm mình nhớ đến HSK, một bài thi cảm tính vcl) – Về dạng câu hỏi, bài 1 thường có 2 dạng, bài 2 2-3 dạng và bài 3 thì thường kiểu gì cũng 3 dạng. Trong đấy dạng T/F/NG và Y/N/NG kiểu gì cũng xuất hiện 2 lần. – Cách phân bố thời gian làm bài dựa trên những yếu tố trên. Mình sẽ làm trong (nhiều nhất là) 50 phút và còn lại là soát lỗi. Bài 1 mình phấn đấu chỉ làm trong 10-12 phút, bài 2 khoảng 15 phút và bài 2 khoảng 20-25 phút. Lạy chúa là mình làm đọc khá nhanh và tốc độ không phải là vấn đề. Nhưng mình mắc vào lỗi bất cẩn, nên 10 phút còn lại là rất quan trọng. Sự thật thì hôm đi thi có kha khá vấn đề được sửa chữa trong khoảng thời gian này :D – Về cách làm bài, bài 1 và bài 2 mình chỉ lướt thông tin và tìm từ khoá. Bài 2 có một số chỗ viết hơi gài bẫy nên mình phải đọc lại cho chắc 2-3 lần khúc đấy chứ bài 1 đa phần thông tin nó lồ lộ ra đấy rồi. (Cơ mà hôm thi thì bài 1 khá là tricky hơn so với bình thường đó). Đối với bài 3, mình phải làm cẩn thận là đọc 1 lượt để hiểu cả bài và ý kiến của tác giả một cách tử tế. Xong xuôi mình mới đi trả lời câu hỏi. Đó là lí do vì sao thời gian phân bố cho bài 3 lại dài thế. Thực sự là mình rất sợ sự ngụ ý :)))

Writing

Mình chỉ có khoảng 3 tuần gì đó để thực sự luyện writing. Thực sự là có phần nước đến chân mới nhảy ;( Đầu tiên thì mình dạo qua các dạng đề chính và làm template cho từng dạng đề một. Mình cố gắng tạo một cái breakdown đầy đủ và chi tiết nhất để có thể xoay xở trong mọi loại đề.

Sau đó mình học idea để điền vào những template này. Idea mình tin dùng bác Simon :)))

Cuối cùng thì mình down quyển writing của Ngọc Bách về làm đúng hướng dẫn sử dụng và gửi cho chị H để nhận xét. Mình viết bằng giấy lúc thi luôn để cảm giác làm quen với tờ sheet.

Thực ra toàn bộ chiến lược trên đây là cách mà mình đã quen từ hồi học HSK.

Speaking

Ôi speaking là một sự failure to đùng. Mình cũng làm template và cũng nhờ chị H luyện. Mình nghĩ là mình nói khá ổn lúc luyện và chị H cũng không comment nhiều về phần nói mà kêu mình tập trung vào viết hơn.

Nghĩ lại thì mình nghĩ là có lẽ mình đã không thực sự involved vào môi trường tiếng Anh dù thực sự là mình dùng nó khá nhiều. Tuy vậy thì mình dùng chủ yếu vào nghe – đọc – nhìn, mà không thực sự nói.

Tài liệu

Làm một cái folder chứa toàn tài liệu nào:

Hồi ức đi thi

Đi thi toàn các cháu cấp hai làm mình thấy mình như già nhất phòng. Đi thi thời Covid ai cũng đeo khẩu trang nhìn sợ dã man @@

Phần listening, mình viết bừa mà đúng từ accompanion, thực sự là viết theo ngữ cảm chứ cũng không biết là có đúng không. Huhu cái tội quen tay dùng auto correction.

Phần reading, như mọi khi, mình lại chết đứng 5s ở phần T/F/NG. May mà trong lúc ngồi đọc và sửa lại đã ngộ ra vài vấn đề và kịp sửa chữa.

Final thoughts

Đi thi về, mẹ bảo: “Chắc tám chấm chứ?”.

Biết điểm xong, bố bảo: “Thế là không bằng chị rồi.”

Cháng :)

-Phuong 🐯