Khoảng cách giữa chúng ta và cái ác

#opinion

Đợt rồi có hai event khá hay ho: Anh Hieupc nổi lên như một ví dụ về 'quay đầu là bờ' và thông tin người dùng Facebook Việt Nam bị rao bán. Hai sự việc không khác nhau về bản chất nhưng người dùng mạng lại có thái độ vô cùng khác nhau. Let's see why~

Nhìn vào hai crimes thì mình nghĩ rằng lí do cho hai cách tiếp cận khác nhau là do khoảng cách của người dùng mạng và nạn nhân của hai vụ việc. Ở vụ anh Hiếu thì mọi người biết đến anh qua phương tiện truyền thông, qua bạn bè. Ngược lại, nạn nhân của anh ở tít bên kia Thái Bình Dương, và cũng tận từ những năm đầu 2010s. Khoảng cách cả về địa lý, thời gian và mối quan hệ đều quá xa. Còn ở vụ hack thông tin gần đây, mọi người lo lắng liệu mình có phải là nạn nhân trong đống vài triệu tài khoản kia không. Chính họ có thể cũng đã từng bị hack tài khoản FB trước đây, hoặc quen ai đó bị như vậy. Nỗi lo dẫn đến hành vi lên án. Xét về hậu quả thì vụ này chẳng là gì so với 'tác phẩm' của anh Hiếu, nhưng nhìn xem, anh Hiếu giờ như một người truyền cảm hứng cho giới trẻ, mà có lần mình đọc được comment kiểu, tôi mà tạo được một cú phốt trong lịch sử như vậy thì tôi cũng tự hào :) (P kiểu thất vọng với bộ phận giới trẻ tương lai đất nước)

Qua hai tội ác này và bộ phim mình xem gần đây, Khoảng cách giữa chúng ta và cái ác – The world between us, mình có hai kết luận thế này:


Thực sự thì dạo gần đây mình nghĩ hơi nhiều về vấn đề này, chứ thực ra trước đây mình nghĩ rằng bản thân mình cũng đã từng là một phần của cái ác. Nó như kiểu một gray area mà ai cũng có thể bước vào mà không hề biết. Nhưng đã biết rồi thì phải hướng thiện huhu TT

-Phuong 🐯