Linh tinh về Hán tự

#learn

Bài này nghiên cứu về chữ Hán nên về phần tiếng Việt sẽ chỉ quan tâm đến chữ Hán, không liên quan đến chữ quốc ngữ.

Mình thấy có vài người phản đối việc dùng từ Hán Việt vì cho rằng đấy là tiếng của người Trung Quốc?! (Má nó, một tư duy mang đầy sự thiếu hiểu biết và hận thù dân tộc @@)
Cũng phải nói là từ Hán Việt và từ vựng tiếng Quan thoại cũng như các ngôn ngữ khác trong Vòng văn hoá chữ Hán đều bắt nguồn từ một cái rễ, mà cái rễ đó đóng vai trò làm lingua franca trong khu vực ảnh hưởng. Từ vựng, xét trên cách thể hiện của nó là chữ viết và cách đọc, và ngôn ngữ là hai phạm trù không tương đồng với nhau.
Bài bị lộn xộn giữa các ý trong các đoạn vì được sắp theo trình tự thời gian mình nghiên cứu chứ không phải là mạch suy luận.
  1. Chữ viết chỉ là cách thể hiện của từ vựng ở dạng văn bản, nhưng không đại diện cho ngôn ngữ. Đó là lí do tại sao mọi người làm ơn đừng nhìn những cái nét gạch lằng nhằng là đều qui là tiếng Trung. (Mà thực ra mình không thích từ 'tiếng Trung' lắm vì nó không chỉ chính xác một ngôn ngữ nào)

  2. Không có cái gọi là 'tiếp nhận và sáng tạo' để thể hiện sự độc lập của người Việt. Chỉ đơn giản là cách phát âm chữ Hán đã được tiến triển như sự tiến triển về ngữ âm của bất cứ ngôn ngữ nào khác. Cũng như tiếng Việt có rất nhiều biến thể phát âm ở các vùng miền khác nhau. Tương tự, cách phát âm chữ Hán, trong quá trình được truyền bá trong nước hay khi được đưa vào cộng đồng người Triều Tiên hay người Nhật, đều có nhiều biến thể.

  3. Cái rễ chung mà ở trên nhắc đến khi nói về các ngôn ngữ trong Vòng văn hoá Hán ngữ là chữ Hán và cách phát âm chữ Hán của tiếng Hán thượng cổ. Cách phát âm của tiếng Quan thoại đã mất đi nhiều âm cuối, song lại giữ lại được âm uốn lưỡi /-r/, là âm đã bị mất đi ở những biến thể ở phương Nam. Ngược lại, cách phát âm chữ Hán trong tiếng Việt, tiếng Triều Tiên cũng như các biến thể ở phương Nam Trung Quốc hiện nay giữ lại được các âm cuối như âm /-p/ hay /-k/.

  4. Điểm thứ 3 là lời giải thích cho câu hỏi trước đây của Phương, là tại sao có những từ trong tiếng Việt, tiếng Quảng Đông, tiếng Mân Nam hay tiếng Triều Tiên lại giống nhau đến sợ. Ví dụ, chữ 学 đọc là 'học' trong tiếng Việt, na ná là /hak/ trong tiếng Triều Tiên và các biến thể Hán ngữ khác. Trong khi đó tiếng Quan thoại đọc là /xué/ một cách rất chi là một mình một kiểu.

  5. Về chữ Hán giản thể hay phồn thể: Thực chất thì không có cái thể loại nào là chữ phồn thể mới bảo tồn hết ý nghĩa của tiếng Hán xong lấy ví dụ ra là chữ 爱 – ái ver giản thể bị mất trái tim (心)của chữ 愛 ver phồn thể. Chữ tượng hình rất dễ có những biến thể và chính phủ Trung Quốc chỉ đơn giản là chọn ra những biến thể đơn giản hơn để giúp cho việc phổ biến chữ viết ở một đất nước rộng lớn (geography) và có sự đa dạng về demography và socio-economy như Trung Quốc. Ở Nhật Bản cũng có một quá trình tương tự như Trung Quốc để giản lược chữ viết nhưng không triệt để như bên Tàu nên mới có cả cách dùng chữ kiểu cũ và kiểu mới.

  6. Từ Hán Việt trong tiếng Việt. Chữ Hán, trong mối quan hệ với tiếng Việt có thể chia ra như sau:

  1. Word flipping – sự tráo đổi vị trí của các chữ (tự) trong một từ gốc Hán có thể được giải thích bởi hai lí do. Thứ nhất, bản thân các chữ này mang nghĩa độc lập, nên nó hoàn toàn có thể được tráo đổi vị trí mà không gây ảnh hưởng đến nghĩa của từ. Thứ hai, do sự khác nhau giữa ngữ pháp tiếng Việt, tiếng Triều Tiên/Nhật so với tiếng Quan thoại nên mới có sự tráo đổi này. Tiếng Nhật và tiếng Triều Tiên sẽ thấy giống nhau trong việc tráo đổi do ngữ pháp của hai tiếng này nhiều điểm tương đồng mà quan trọng nhất là cấu trúc SOV.

  2. Lí do tại sao các ngôn ngữ miền bắc Trung Quốc lại có sự thay đổi nhiều đến vậy so với các ngôn ngữ miền nam là do miền bắc, nơi có quyền lực chính trị, thường xuyên bị đô hộ bởi các nước khác, khiến cho ngôn ngữ bị biến đổi nhiều. Nói cách khác thì theo như mình đọc được là ngôn ngữ ở miền bắc linh hoạt hơn còn ngôn ngữ ở miền nam ổn định hơn.

-Phuong 🐯