Suy đoán có tội

#opinion

Nhân một ngày khó ngủ và khó ở nhờ cốc ice latte thì mình sẽ viết đôi dòng về crowdsourcing criminology dưới góc nhìn của người không biết gì về tâm lí học

1. Khoảng cách giữa chúng ta và cái ác

Mình luôn có một niềm tin rằng con người khi là một cá thể trong tập thể thì sẽ biểu hiện bất thiện hơn là một cá nhân. Mình không nói tâm lý bên trong vì đấy không phải là thứ mình có chuyên môn hay đủ quan sát để bình phẩm. Nhưng mà thật đấy, biểu hiện là như thế này nè.

Thứ nhất là đánh hội đồng. Sức mạnh cộng đồng, năng lực đến từ số lượng.

Thứ hai là, chiến tranh bàn phím. Vẫn là câu chuyện bạo lực mạng năm nào khiến mình quyết ko bao giờ comment nhạy cảm bằng account chính nữa.

Câu hỏi là, tại sao?

Cách categorise thiện ác của mình là thiện là ko làm tổn hại, nghĩa là ko cần làm nó tốt hơn, chỉ cần ko làm xấu đi. Thân thiện với môi trường là ko làm nó ô nhiễm thêm chứ cũng ko cần phải khiến nó trong sạch hơn mà đúng ko?

Có những thứ ko làm thì sẽ ko khiến mọi thứ tốt đẹp hơn, nhưng đã làm rồi thì nhất định sẽ xấu hơn. Có một lí do mọi người viện cớ cho sử dụng năng lượng không tái tạo là dù gì thì trái đất vẫn sẽ biến đổi khí hậu thôi mà vì nó là quá trình tự nhiên rồi. Đúng là như vậy đấy nhưng mà, nếu tiếp tục sử dụng thì tình hình tệ hơn thấy rõ. Ví dụ điển hình là bầu trời Delhi năm nào đó vậy.

Người với người cũng vậy. Bài vỡ lòng tập đọc của mình hồi 4 tuổi mà ông dạy mình chính là “Nếu không muốn người khác làm điều gì với mình thì đừng làm việc đó với người khác.” Sau này mình mới hiểu rằng đó chính là nhân quả, và cũng chính là định nghĩa về cái thiện for dummies.

Và nếu suy theo hướng đấy thì là vị kỉ.

Nâng cao lên một chút, nếu đổi sự focus từ mình thành người khác thì nó chính là ko làm những gì mà người khác không muốn. Cái này thì nó khó hơn, vì đâu ai biết người ta muốn cái gì. Không phải cái gì cũng rõ như 0 và 1, đấy là lí do tại sao machines thì chỉ act like human chứ chưa think like human được. Chiều bọn khó ăn là một ví dụ. Cho một món mới hoàn toàn chưa thử bao giờ, bạn sẽ ko bao giờ biết hay đoán được bọn nó thích gì đâu, nó beyond mọi sự suy luận luôn ấy.

Cái bên trên này thì là vị tha.

Thế thì làm sao để mình biết hay đoán được người khác muốn gì. Mình thích ăn táo, mình cho bạn một quả táo, mà mình đâu biết rằng bạn không thích hay bị dị ứng với nó. Khoảng cách thời gian là một, khoảng cách không gian là hai, và thiên kiến là ba. Con người luôn có bias mà. Nhưng theo mình thì bias này chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, mà quan trọng là hai cái đầu. Khoảng cách càng xa thì càng ít dữ liệu, thì càng khó mà đặt mình vào vị trí người khác mà.

Càng không hiểu người khác, bạn càng làm ra những điều người ta không muốn, vậy là bất thiện. Hay nói cách khác, khoảng cách càng lớn, chúng ta càng dễ trở nên bất thiện. Nếu để dẫn nguồn thì bộ phim ảnh hưởng mình nhất chính là bộ phim cùng tên với cái tiêu đề này. Dẫn backlink ở đây để tự optimise SEO cho bản thân ahihi. Vậy nên nếu loại trừ sự bao che và các yếu tố bias khác, để lựa chọn giữa 2 luồng ý kiến trái ngược của một người thân và đám đông về một ai đó, có lẽ mình sẽ tin theo cái thứ nhất hơn. Đơn giản là, đám đông ngoài kia thì biết gì chứ.

2. Giả thiết tạm

Nói thật là mình cũng ko hiểu bản chất đâu, mình lấy làm title vì đơn giản là nó đúng cái tinh thần của mình. Hồi xưa mẹ dạy làm vậy thì làm vậy và somehow nó lại ra đáp án đúng. Hình như có nhiều người bảo phương pháp này phản khoa học nhưng mà ở đời mà, đôi khi đáp án quan trọng hơn cách làm là vậy đó.

Vậy thì cả cái phần 1 dài đến mức có thể tách ra làm một bài riêng kia cuối cùng chính là để thanh minh cho thiên kiến của mình. Cho một người lạ bất kì lần đầu gặp, tức là một cá thể trong cái tập thể người lạ ấy, vậy thì giả thiết tạm của mình hầu như là người ta ko thiện.

Có giả thiết tạm rồi thì mình sẽ lọc dần để tìm ra người mà mình tin được khi tiếp xúc lâu hơn. Phải cái chái tym của mặt trăng song ngư ai làm gì cũng thấy dễ mến dễ thương nên mình thấy ai cũng tốt hết á :D Vậy nên là ngược với suy đoán vô tội để tìm ra tội phạm, mình dùng suy đoán có tội để tìm ra bạn bè thực sự. Dù mình luôn phòng bị, nhưng cũng luôn tin rằng người ta là người có thể tin được.

Hại nhân chi tâm bất khả hữu, phòng nhân chi tâm bất khả vô.

Tâm lí phòng bị của mình cao kinh khủng kiểu ai cũng có thể hại mình, và mình cũng bị người khác nói là có ác ý, là nghĩ oan cho người ta nhiều rồi. Mình biết mình vậy nên mình cũng ko ý kiến nếu ai đấy ko có thiện cảm về mình. Đó là lí do ai đó ko thích mình ở first sight thì mình ko thấy có vấn đề. Nếu chiếu theo nhân quả thì là mình đang gieo cái ác mà. Nhưng về phần vị kỉ mà nói thì cách này giúp mình đỡ bị hại hơn vì trvia là đi du lịch (tức là lúc mà khả năng gặp người lạ rất cao) thì mình chưa bị hại bao giờ.

Lại nói về phía ngược lại thì đấy chính là động lực để mình làm nhiều việc thiện hơn. Nếu ai cũng có tâm lí phòng bị ở xuất phát điểm, thì mình lại càng phải hiểu người ta hơn, và cố gắng không làm những gì người ta không muốn. Đây không phải là lấy lòng, mà là thiện chí, tức là cả hai bên đều muốn làm bạn của nhau và đều muốn tin tưởng lẫn nhau.

Còn những người mà mình vẫn giữ ở cái giả thiết tạm kia ấy, mình sẽ cố gắng tránh xa thôi. Vì mình không muốn người ta làm những gì mình ko muốn với mình.

Thế đó. Sắc sắc không không nó là vậy đó. Tâm bất thiện nhưng lại muốn hướng thiện là vậy đó.

Hôm nào lại có cà phê in nữa thì viết tiếp bài về community management

-Phuong 🐯