bds

Khách hàng đi cano tận hưởng khí trời trong lành, cảnh quan mướt mắt và trải nghiệm không gian sống như nghỉ dưỡng tại nhà mẫu đảo Phượng Hoàng Aqua City.

Sáng ngày 27/2, nhà đầu tư, khách hàng quan tâm dự án khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City đã tham gia chuyến tham quan, trải nghiệm dự án bằng đường thủy, bên cạnh phương thức di chuyển quen thuộc là đường bộ. Nhiều khách hàng chia sẻ, họ rất háo hức khi đây là lần đầu tham quan một dự án bằng đường sông, đồng thời rất chờ đón được trải nghiệm không gian sinh thái, hiện đại và sang trọng chuẩn mực vốn đã làm nên tên tuổi cho dự án Aqua City trong năm qua.

Suốt hơn 30 phút trên cano là hành trình độc đáo, thú vị của khách hàng khi được hòa mình vào không gian rộng mở bao la của sông nước. Tại một số đoạn sông mở, cảnh sắc thiên nhiên với trời mây và sông nước bao quanh mang lại trải nghiệm mới lạ và ấn tượng ngay giữa lòng đô thị Aqua City.

Đô thị đảo Phượng Hoàng thuộc Aqua City quy hoạch không gian sống hài hòa thiên nhiên, cảnh sắc trong lành, tiện ích hỗ trợ tối đa mục tiêu chăm sóc sức khỏe.

Xu hướng tìm kiếm không gian sống có sự thay đổi đáng kể trong tiêu chí của người mua nhà năm 2021. Trang Greenhomegnome ghi nhận cả người mua và người thuê nhà đều mong muốn hưởng thụ lối sống xanh và tốt cho sức khỏe hơn. Những khu vực được ưu tiên lựa chọn thường có cảnh quan gắn liền không gian sống, có lối dạo bộ, lối đi dành cho xe đạp, những tiện ích sức khỏe như gym, yoga, hồ bơi...

Tại Việt Nam, xu hướng này cũng thể hiện rõ nét trong năm qua và được ghi nhận trong báo cáo của JLL. Bà Trang Bùi – giám đốc Cấp cao thị trường Việt Nam của JLL cho biết, người mua nhà ngày càng quan tâm đến môi trường sống lành mạnh và bền vững để an cư hơn là một không gian để ở đơn thuần.

Giải bài toán không gian sống trong lành tốt cho sức khỏe

Khi nhu cầu an cư trong không gian sống xanh gia tăng, người mua tìm đến những dự án giải quyết bài toán an cư tốt cho sức khỏe. Những dự án lọt vào “mắt xanh” của người mua thời gian qua chủ yếu là những dự án có quy mô lớn, được quy hoạch bài bản và đầy đủ từ cảnh quan đến tiện ích, đồng thời đảm bảo tiến độ và chất lượng xây dựng đúng như cam kết.

Bà Hoàng Thùy, một cư dân sống tại căn hộ quận 2, TP.HCM cho biết, nếu trước đây gia đình chọn nơi an cư chú trọng vị trí để tiện di chuyển vào trung tâm thành phố làm việc, thì nay ưu tiên hàng đầu là sức khỏe của cả gia đình. Do đó bà chọn mua một biệt thự tại đảo Phượng Hoàng, Aqua City ở phía Đông TP.HCM – dự án được đánh giá sở hữu đầy đủ các yếu tố cho một cuộc sống an cư trọn vẹn giá trị sống về thể chất lẫn tinh thần.

“Dự án có cảnh quan thiên nhiên rất đặc biệt khi bao quanh là những khúc sông uốn lượn tạo thành thế đất như hình ảnh chim Phượng Hoàng. Ngoài ra bên trong dự án cũng được tối ưu về mảng xanh, công viên, lối dạo bộ... cùng loạt tiện ích chăm sóc sức khỏe, giúp tôi và gia đình không phải đi xa để tìm kiếm”, bà Thùy nói.

Đảo Phượng Hoàng là một trong những phân khu đặc biệt nhất tại Aqua City bởi thế đất hiếm có, bao bọc bởi 4 mặt sông và lối quy hoạch đặc biệt chú trọng đến sức khỏe cư dân. Không chỉ có thiên nhiên hiện hữu, phân khu này còn được đơn vị triển khai – Tập đoàn Novaland ưu ái quy hoạch một kênh đào xuyên tâm, giúp mỗi căn nhà nơi đây đều tiếp cận nhanh nhất đến sông nước và luôn được bao quanh bởi bầu không khí trong lành.

Tính trên tổng quy mô gần 1.000 ha của Aqua City, có đến 70% diện tích dành không gian xanh, hạ tầng giao thông và tiện ích nội khu hoàn chỉnh. Khu đô thị kiến tạo không gian sống sinh thái mang lại giá trị thực cho cư dân và hướng đến sự phát triển bền vững trong tương lai.

Phát triển tối đa tiện ích chăm sóc sức khỏe

Bên cạnh diện tích cây xanh, mặt nước chiếm phần lớn toàn dự án Aqua City nói chung và đảo Phượng Hoàng nói riêng, không gian an cư sinh thái tại đây còn được quy hoạch các tiện ích hiện đại như hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe được hợp tác triển khai với các đối tác lớn trong nước và quốc tế.

Cụ thể trong năm qua, Tập đoàn Novaland đã ký kết hợp tác với các tập đoàn y tế trong và ngoài nước như MediVerbund AG (Đức); Bệnh viện Đại học Y Hà Nội… để phát triển hệ thống bệnh viện, phòng khám chuyên khoa, đa khoa, đơn vị chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng... tại các dự án do Novaland triển khai, trong đó có Aqua City.

Riêng tại khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City, phân khu đảo Phượng Hoàng, tập đoàn sẽ xây dựng một bệnh viện khách sạn & thẩm mỹ tiêu chuẩn quốc tế qui mô lên đến gần 3 ha, trung tâm phục hồi chức năng, trung tâm spa cao cấp và giải độc, khu xông hơi Hàn Quốc, khu tắm nước khoáng Nhật Bản... đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện của cư dân.

Tiện ích y tế, chăm sóc sức khỏe cũng là tiêu chí lựa chọn nhà của những người có yêu cầu sống cao và đặc biệt là các gia đình có người lớn tuổi. Vợ chồng đạo diễn Victor Vũ – diễn viên Đinh Ngọc Diệp đã lựa chọn Aqua City vì ấn tượng với hệ tiện ích hoàn chỉnh nơi đây.

“Khi đến Aqua City, điều đầu tiên chúng tôi cảm thấy rất là thoải mái, một môi trường trong lành và mọi thứ được qui hoạch rất chỉn chu. Tôi mong sau này có thể đưa bố mẹ về Aqua City tận hưởng môi trường sống an toàn, trong lành ngay trên chính quê hương mình”, Victor Vũ chia sẻ.

Trong khi đó, Đinh Ngọc Diệp chia sẻ, cô rất ấn tượng với hệ thống bệnh viện và dịch vụ y tế nơi đây, đặc biệt là dịch vụ chăm sóc sức khỏe đến tận nhà (homecare) tại Aqua City. Điều này giúp vợ chồng diễn viên hoàn toàn yên tâm khi đón ba mẹ ở Mỹ về sinh sống bởi không phải đi bệnh viện xa để khám bệnh hay đến những nơi đông quá hay quá phức tạp.

Với những tiện ích chuyên sâu và bao quát hầu khắp các nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong mỗi giai đoạn của cư dân, đảo Phượng Hoàng trở thành một điểm đến an cư đáng sống bậc nhất hiện nay tại khu vực phía Nam.

Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2, Aqua City dành tặng chương trình tri ân đặc biệt dành cho những khách hàng công tác trong ngành y, bao gồm: hỗ trợ lãi suất đến khi nhận nhà, tặng voucher ưu đãi 100 triệu, nhân đôi lì xì lộc xuân đầu năm và đặc biệt ưu đãi chiết khấu 2% trên tổng giá trị sản phẩm. Thời gian từ nay đến hết 31-3

Hơn 1.000 quỹ đầu tư vẫn tích cực săn tài sản giữa đại dịch và nhắm mục tiêu gần 300 tỷ USD bất động sản toàn cầu năm 2021.

Theo nghiên cứu của Savills toàn cầu, dù lượng đầu tư bất động sản trên toàn thế giới trong năm 2020 đã giảm 28% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng không phải tất cả lĩnh vực đều chịu ảnh hưởng bất lợi. Lĩnh vực bất động sản công nghiệp và nhà ở chiếm thị phần ấn tượng lần lượt là 21% và 28% trong tổng các nguồn đầu tư, trong khi thị trường văn phòng vẫn có thị phần đạt 33%.

Nghiên cứu này dẫn lại dữ liệu từ Preqin, một công ty chuyên cung cấp số liệu tài chính, chỉ ra rằng tính đến đầu quý IV/2020, đã có hơn 1.000 quỹ trên thị trường, tăng gấp đôi so với tháng 1/2016. Các quỹ hiện đang nhắm mục tiêu đầu tư gần 300 tỷ USD, với tăng trưởng tiếp tục diễn tiến trong năm 2021. Theo Savills, bất chấp những bất ổn do Covid-19, sức hấp dẫn dài hạn của lĩnh vực bất động sản nói chung và số lượng quỹ nhắm vào lĩnh vực này vẫn tiếp tục tăng đặc biệt trong bối cảnh vaccine được tiêm ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ông Rasheed Hassan, Giám đốc Bộ phận Đầu tư xuyên biên giới tại Savills nhận định, dù Covid-19 tác động xấu đến bất động sản, vẫn còn lượng đầu tư lớn đang chờ đợi để nhắm vào các thị trường mục tiêu ngay khi tình hình chung trở nên lạc quan hơn. Lĩnh vực hậu cần, bất động sản công nghiệp tiếp tục là lựa chọn hàng đầu trong 12 tháng tiếp theo. Lĩnh vực thị trường văn phòng được dự đoán quay lại hoạt động tích cực ngay khi các chương trình liên quan tới vaccine được triển khai rộng rãi trên thế giới.

Trước các thách thức đặt ra trong năm 2020, tầm quan trọng của các yếu tố về môi trường, xã hội và quản trị đối với các nhà đầu tư sẽ tiếp tục tăng lên, đặc biệt là khi nhiều Chính phủ đưa ra các tuyên bố “tình trạng khẩn cấp về khí hậu” và cam kết không phát thải khí nhà kính hoàn toàn.

Ngoài Trung Quốc và Đài Loan, Việt Nam thuộc nhóm các thị trường tại khu vực châu Á Thái Bình Dương đạt mức tăng trưởng GDP lạc quan trong năm 2020. Hoạt động kiểm soát Covid-19 hiệu quả, cùng ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) và căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, đã đem lại nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư ngành sản xuất, hậu cần, công nghiệp tại Việt Nam.

Ở lĩnh vực thị trường văn phòng, dữ liệu mới đây của Savills trong báo cáo về các thị trường trọng điểm Prime Benchmark cho thấy thị trường Hà Nội, TP HCM có chỉ số thuê ổn định, mức chênh chỉ đạt 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong bối cảnh các thị trường bđs lớn khác đã có mức chênh lệch đáng kể do ảnh hưởng Covid-19.

Với tín hiệu khả quan về các chương trình vaccine được triển khai rộng rãi trong năm 2021, Savills dự báo tăng trưởng tại thị trường châu Á Thái Bình Dương có nhiều tín hiệu lạc quan. Đa phần, các kỳ vọng xoay quanh việc nới lỏng các biện pháp kiềm toả dịch bệnh, tháo gỡ dần tình trạng đóng cửa biên giới, và sự trở lại của hoạt động đầu tư bất động sản xuyên biên giới. Trong ngắn hạn, lãi suất thấp có khả năng vẫn tiếp tục và sẽ hỗ trợ ngành bất động sản, trong khi các nguồn vốn lớn chưa được phân bổ trong khu vực sẽ thúc đẩy các hoạt động giao dịch trở nên cạnh tranh hơn.

Minh Lê

Dự án bất động sản gặp vướng mắc kéo dài đã làm tốn kém chi phí cho doanh nghiệp, giảm nguồn cung, ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản TP HCM cũng như nguồn thu

Ngày 27-2, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong và Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hòa Bình đã chủ trì Hội nghị gặp gỡ và trao đổi giữa lãnh đạo chính quyền TP HCM với lãnh đạo doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS). Lãnh đạo các sở, ngành TP HCM và đại diện 16 DN BĐS đã đưa ra nhiều hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN BĐS trong thời gian tới.

Nhiều khó khăn, vướng mắc

Tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM Huỳnh Thanh Khiết cho biết năm 2020, nguồn cung dự án nhà ở BĐS giảm 34%. Việc nguồn cung hạn hẹp đã làm cho tốc độ giao dịch trên thị trường giảm mạnh, đặc biệt không có dự án nào được cấp phép chuyển nhượng. Chưa kể, nhà ở trong các phân khúc đã có sự lệch pha rõ rệt khi chủ đầu tư những dự án được cấp phép lại chọn phát triển phân khúc cao cấp. Vì vậy, tỉ lệ căn hộ phân khúc trung bình giảm từ 51% còn 1%; phân phúc trung cấp tăng từ 23,8% lên gần 57%; căn hộ cao cấp tăng từ hơn 25% lên hơn 41%.

Đại diện các DN đã nêu nhiều kiến nghị cũ nhưng chưa được tháo gỡ. Ví dụ, với Novaland, 10 dự án đang gặp vướng mắc chủ yếu liên quan việc sớm cấp phép xây dựng (dự án 100 Cô Giang, quận 1), duyệt giá tiền sử dụng đất (dự án 151-155 Bến Vân Đồn, quận 4), 7 dự án khu vực Phú Nhuận vẫn chưa được cấp sổ hồng, nên kiến nghị hỗ trợ để giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân. Riêng dự án tại quận 2 có diện tích hơn 30 ha lâu nay được kiến nghị nhiều vì liên quan việc rà soát thủ tục pháp lý của khu đô thị mới Thủ Thiêm nên chưa được tháo gỡ.

“Chúng tôi mong muốn Chính phủ, lãnh đạo TP HCM và các sở, ngành sớm đưa ra các hướng dẫn, chỉ đạo để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc hiện tại; cho phép chủ đầu tư tiếp tục triển khai dự án nhằm giúp bổ sung nguồn cung cho thị trường BĐS, đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân; qua đó nâng cao đời sống và an sinh xã hội, góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước” – đại diện Novaland bày tỏ.

Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty BĐS Lê Thành, nêu nhiều vấn đề về nhà ở xã hội mà công ty ông triển khai đã bị “tắc” thời gian qua, từ thủ tục đến chính sách thuế. Không ít thủ tục đã làm “khổ” DN, như trường hợp phải mất 3-5 năm chờ hoàn thiện thủ tục dự án nhà ở xã hội. Dù thời gian làm thủ tục dự án đã rút ngắn xuống 11 tháng nhưng các vướng mắc có thể kéo dài, nhất là việc các văn bản phối hợp giữa các sở, ngành, quận, huyện cũng làm kéo dài thời gian.

Đại diện Công ty CP Địa ốc Thảo Điền cho biết đã hoàn tất tất cả thủ tục theo yêu cầu của các cấp, cơ quan thẩm quyền. Song, đã 10 năm nay, công ty vẫn chưa được giao đất để làm nhà ở xã hội cho cán bộ, công nhân viên và người dân cũng như khu vực lân cận.

Giải quyết từng vấn đề

Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM Lê Hoàng Châu cho rằng từ đầu năm đến nay đã có sự chuyển biến rất tích cực, rất rõ nét và đáng hoan nghênh trong hành động và thái độ, tinh thần phục vụ người dân, DN của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, từ TP đến các sở, ngành, quận, huyện, phường, xã so với trước.

Nhiều vướng mắc được ông Châu kiến nghị cụ thể giải pháp để tháo gỡ cho DN. Trong đó, việc rút ngắn các thủ tục cấp phép đầu tư có thể chỉ còn 4 bước để giảm khó khăn, tiết kiệm chi phí cho DN cũng như đẩy mạnh nguồn cung dự án ra thị trường là điều rất quan trọng.

Lắng nghe khó khăn của DN BĐS, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh ông biết DN chậm trễ thủ tục một ngày là rất tốn chi phí. Thời gian qua, do công tác thanh – kiểm tra, kiểm toán nên TP phải làm việc rất nhiều. Thanh tra Chính phủ cũng đã thanh tra 164 dự án nên phải tạm dừng, việc này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của DN. Chưa kể, một số dự án liên quan đất công cũng phải dừng lại.

Trên cơ sở 7 kiến nghị trọng tâm của các DN liên quan đến giấy phép, thủ tục thuế, sổ hồng..., ông Nguyễn Thành Phong giao Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hòa Bình phối hợp các sở, ngành để giải quyết từng vấn đề. Đối với 61 dự án đang gặp khó khăn, Sở Xây dựng sẽ cung cấp thông tin đầy đủ để tháo gỡ cho DN. Vấn đề nào thuộc thẩm quyền, TP sẽ tháo gỡ ngay, nếu thuộc trung ương thì TP sẽ trình và sớm tháo gỡ nhưng DN phải chịu khó đợi. Chủ tịch UBND TP HCM chỉ đạo các sở, ngành phải nghiên cứu kỹ, trả lời DN một lần còn hơn trả lời lần này không xong rồi trả lại chờ lần khác, sẽ tạo tâm lý không ổn cho DN.

“61 dự án đang gặp vướng mắc cố gắng phải tháo gỡ trước ngày 15-4. Có phần nào cần xin ý kiến trung ương thì TP sẽ xin để giải quyết sớm” – ông Nguyễn Thành Phong nêu rõ. Chủ tịch UBND TP HCM cho biết thời gian tới, TP sẽ xem quy hoạch là công cụ để quản lý hoạt động xây dựng, bởi nếu quy hoạch không vững sẽ gây nhiều hệ lụy. TP sẵn sàng hỗ trợ nhân lực để Sở Quy hoạch – Kiến trúc thực hiện tốt công tác quy hoạch – kiến trúc, thậm chí mời chuyên gia thế giới để làm cho tốt, nhất là khi có TP Thủ Đức.

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh toàn TP hiện có 10.200 DN có vốn từ 100 tỉ đồng trở lên. Trong 9 nhóm ngành dịch vụ quan trọng đóng góp 56,5% GRDP của TP HCM thì bđs chiếm 4,2%, đóng góp 8,2% thu nội địa cho ngân sách. Vì thế, lãnh đạo TP rất trăn trở khi nghe các DN BĐS gặp khó khăn. Tháo gỡ những khó khăn này cho DN cũng là tháo gỡ khó khăn cho TP. Sơn Nhung

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, sau đợt nghỉ Tết Tân Sửu 2021, Quảng Ninh cũng như những địa phương khác đang phải tìm cách đưa số lao động ngoài tỉnh trở về làm việc, ổn định sản xuất. Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Quảng Ninh, hiện gần 12.500 lao động chưa trở lại làm việc được do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng con số này ảnh hưởng không nhiều đến tình trạng thiếu hụt lao động.

Thiếu hụt hơn 12.000 lao động sau tết

Những ngày áp Tết Tân Sửu, do dịch bệnh COVID-19 đang còn diễn biến phức tạp ở Quảng Ninh và ổ dịch tại Hải Dương chưa chấm dứt, tỉnh Quảng Ninh đã động viên các doanh nghiệp trên địa bàn “giữ” chân và tổ chức cho CNLĐ ngoài tỉnh ở lại ăn Tết, phòng tránh dịch lây lan mất kiểm soát. Động thái này được đông đảo các DN ủng hộ và nhận được sự đồng thuận từ chính người cho thuê lại lao động.

Đứng đầu đơn vị có số lượng lớn NLĐ ở lại ăn Tết là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) với gần 16.000 nghìn người; khối DN tại các KCN và hàng trăm DN sản xuất vừa và nhỏ khác với hàng nghìn LĐ tự nguyện ở lại.

Tuy vậy, vào ngày 29 Tết, sau khi có văn bản của tỉnh về việc tạo điều kiện cho phương tiện và người lưu thông đi lại trong dịch Tết, rất nhiều CN ở các DN này đổi ý và nhanh chóng “khăn gói quả mướp” trở về nhà ở các địa phương.

Mùng 6 Tết, một số DN phần nào thiếu hụt LĐ trở lại do sự kiểm soát nghiêm ngặt phòng dịch COVID-19 của Quảng Ninh. Cụ thể, những LĐ không ở vùng dịch khi trở lại Quảng Ninh sẽ phải có xác nhận dịch tễ COVID-19 âm tính trước đó từ 3 – 7 ngày; trường hợp trong vùng dịch sẽ phải cách ly tập trung 14 ngày và trải qua 3 lần xét nghiệm âm tính.

Theo báo cáo mới nhất của Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ninh, tính đến ngày 20.2, số LĐ thiếu hoặc chưa tham gia được do ảnh hưởng dịch bệnh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là gần 12.500 người. Trong đó, Tập đoàn TKV là khoảng 9.000 LĐ; TCty Đông Bắc cũng có 2.750 LĐ chưa quay trở lại làm việc được (số LĐ tạm nghỉ do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 là 421 người). Đối với khối DN tại các KCN), ông Hoàng Trung Kiên – Phó trưởng BQL Khu kinh tế Quảng Ninh (QEZA) cho biết, hiện các DN trong các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hoạt động trở lại với với khoảng 24.000/28.000 LĐ.

Nỗ lực đưa lao động trở lại làm việc

Ông Hoàng Trung Kiên, Phó trưởng BQL QEZA thông tin: “Trước Tết, trên địa bàn các KCN chỉ có khoảng 600 LĐ về quê ăn Tết. Tỉnh đã chỉ đạo các DN bố trí phương tiện đón các LĐ về quê ăn Tết đến các KCN làm việc để đảm bảo an toàn và cách ly, có xét nghiệm âm tính mới được phép vào làm việc. BQL khu kinh tế cũng phối hợp với chính quyền các địa phương thành lập đoàn kiểm tra tại các KCN, kiểm tra việc khử trùng trước khi đi vào sản xuất”.

Tại buổi kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh, công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại KCN Cảng biển Hải Hà của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cách đây vài ngày, đã có 10 DN trong KCN Cảng biển Hải Hà tái khởi động hoạt động sản xuất, kinh doanh, với tổng số trên 10.200 LĐ, đạt 94,7% so với số lượng LĐ trước khi nghỉ Tết.

Cùng thời gian này, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh cũng đã đi thăm, động viên hoạt động sản xuất kinh doanh đầu năm và công tác phòng, chống dịch ở Tập đoàn TKV và Tổng Công ty Đông Bắc.

“Những đơn vị này có một số lượng LĐ (chủ yếu là các tỉnh Tây Bắc) về quê ăn Tết đã được các đơn vị chuẩn bị xe ca đón về, tổ chức xét nghiệm y tế và đảm bảo công tác phòng dịch nên ảnh hưởng đến sản xuất sau Tết là không lớn” – theo đại diện Công đoàn TKV đánh giá.

Tuy nhiên, ngay từ những ngày đi làm sau Tết trở lại, nhiều DN dịch vụ có số lao động ít nhiều gặp rất khó khăn khi trở lại làm việc do quy định kiểm soát dịch của Quảng Ninh. Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, bốc xúc vận tải cho ngành than ở Cẩm Phả, những DN này gặp khá nhiều phiền toái và khó khăn khi đón LĐ trở lại làm việc.

“Nhiều tỉnh Tây Bắc không có dịch vụ xét nghiệm COVID-19, nên khi trở lại Quảng Ninh chúng tôi phải xin xác nhận của cơ quan chức năng, photo hợp đồng lao động và tổ chức đưa đón, cách ly và đưa đi xét nghiệm ngay trước khi cho đi làm” – ông Thắng, Giám đốc một DN cho biết.

“Hiện DN thiếu hụt lao động sau Tết do khó vào Quảng Ninh bởi quy định kiểm soát dịch. Hiện các DN tổ chức đưa đón LĐ ở xa, hướng dẫn tuân thủ quy định phòng chống dịch theo chỉ đạo của tỉnh. Dự kiến sau rằm tháng giêng (15 âm lịch) sẽ ổn định trở lại” – đại diện Cty Than Núi Béo, TKV cho hay. Trần Ngọc Duy